Lịch sử Ichi-go_ichi-e

Thuật ngữ này có thể được truy ngược từ thế kỷ 16 về một câu cảm thán của bậc thầy trà đạo Sen no Rikyū: "một cơ hội trong đời" (一期に一度, ichigo ni ichido?).[2] Người học việc của Rikyū là Yamanoue Sōji giáo huấn trong Yamanoue Sōji Ki về việc tôn trọng chủ trì của bạn "như thể đó là cuộc gặp chỉ có thể xảy ra một lần duy nhất trong đời" (一期に一度の会のように, ichigo ni ichido no e no yō ni?).[3] Ichigo (一期) là một thuật ngữ Phật giáo có ý nghĩa "từ khi sinh ra tới lúc qua đời", nghĩa là cuộc đời của một người.

Sau đó, vào giữa thế kỷ 19, Ii Naosuke, Tairō (đại lão, hay tổng quản) của Mạc phủ Tokugawa, đã xây dựng về khái niệm này trong Chanoyu Ichie Shū:[1]

Cần chú ý nhiều đến việc tiếp xúc với trà, mà chúng ta có thể nói là "một thời điểm, một sự gặp gỡ" (ichigo, ichie). Mặc dù chủ và khách có thể gặp nhau thường xuyên trong xã hội, nhưng không thể lặp lại chính xác việc tụ họp của một ngày nào đó. Nhìn theo cách này, cuộc gặp gỡ thật sự là một dịp chỉ có một trong đời. Người chủ trì, do đó, phải thực sự quan tâm chân thành đến mọi khía cạnh của buổi tụ họp và cống hiến hết mình để đảm bảo rằng không có gì tỏ ra thô lỗ. Những người khách, về phần mình, phải hiểu rằng buổi họp mặt này không thể xảy ra lần nữa và, đánh giá cao cách mà người chủ trì đã trù định nó một cách hoàn hảo, cũng phải tham gia với sự chân thành thật sự. Đây là ý nghĩa của "một thời điểm, một sự gặp gỡ."[3]

Đoạn văn này đã thiết lập dạng yojijukugo (thành ngữ bốn chữ) của ichi-go ichi-e (一期一会) được biết tới ngày nay.